CỘNG ĐỒNG DỪA QUỐC TẾ PHẢN ĐỐI KỊCH LIỆT ĐỐI VỚI LỜI CẢNH BÁO KHÔNG TIÊU THỤ DẦU DỪA TỪ VĂN PHÒNG KHU VỰC CỦA WHO Ở PHÍA ĐÔNG ĐỊA TRUNG HẢI

Dịch bệnh coronavirus 2019 (COVID-19) do vi rút SARSS-CoV-2 đã trở thành thử thách chính đối với sức khỏe cộng đồng của nhiều nước trên toàn thế giới. Cho đến cuối tháng 3/2020, đã có 754.933 trường hợp nhiễm dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu, gây ra hàng nghìn cái chết và tác động lớn đến hệ thống sức khỏe và tình hình kinh tế thế giới. Nhiều nước đang chiến đấu để làm giảm sự lây lan của dịch bệnh bằng cách hạn chế tụ tập đông người và các chuyến bay, cách ly hàng triệu người dân, và hướng dẫn công nhân hoặc nhân viên làm việc tại nhà. Một số sự kiện liên quan đến ngành dừa đã bị hoãn lại và một vài chương trình phải thay đổi sang hình thức chương trình trực tuyến và hội thảo trên web. Nhân đây cũng chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của truyền thông và công nghệ thông tin tiên tiến.     

Giữa đại dịch COVID-19, Văn phòng khu vực của WHO tại phía đông Địa Trung Hải đưa ra những lời khuyên dinh dưỡng dành cho lứa tuổi trung niên với lời cảnh báo chống lại việc tiêu thụ dầu dừa. Cộng đồng dừa quốc tế (ICC) một lần nữa phản đối kịch liệt đối với thông tin 2020 từ Văn phòng khu vực phía đông Địa Trung Hải. Theo đó, lời khuyên khuyến cáo người trung niên nên tiêu thụ các chất béo không bão hòa được sản xuất chủ yếu tại phía tây và cảnh báo không nên dùng chất béo bão hòa bao gồm cả chất béo bão hòa có trong dầu dừa hiện đang được tiêu thụ rộng khắp tại các nước phát triển ở vùng nhiệt đới. Một chế độ dinh dưỡng đúng đòi hỏi phải có sự cân bằng; tuy nhiên, lời khuyên dinh dưỡng từ Văn phòng khu vực của WHO lại chỉ tập trung vào chất béo không bão hòa và rõ ràng đây là một lời khuyên không có lợi cho sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng chứa dừa là tốt cho sức khỏe và được tiêu thụ qua nghìn năm văn hóa. Dầu dừa là thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe với nhiều đặc tính hữu ích và được sử dụng trên khắp thế giới. Axít lauric (C12) được xem là axít béo chính có trong dầu dừa và chất béo này cũng hiện diện trong nguồn sữa mẹ, cộng với axít capric (C10) và monoglycerides (monolaurin và monocaprin) đều có đặc tính kháng khuẩn.

 

Vào thời điểm đại dịch COVID-19, sự tấn công gây chia rẽ làm thiệt hại đến chuỗi giá trị dừa, và đặc biệt đối với những người sống lệ thuộc vào nguồn sinh kế chính từ dừa như các nhà sản xuất và chế biến nhỏ. Thay mặt cho hơn một tỷ người đang tiêu thụ dừa và được duy trì hàng ngày qua vô số thế hệ, Cộng đồng dừa quốc tế (ICC) phản đối kịch liệt lời khuyên dinh dưỡng từ Văn phòng khu vực của WHO đối với việc không nên tiêu thụ dầu dừa của thế hệ trung niên trong mùa dịch COVID-19 và trân trọng yêu cầu WHO loại bỏ dầu dừa ra khỏi danh sách rủi ro gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Phát biểu của Giám đốc điều hành ICCDR. JELFINA C. ALOUW
(Nguồn: TT.KCVXTTM, được dịch từ bản tin “The Cocommunity, Vol L.No.4, 2020)

(Nguồn: http://congthuongbentre.gov.vn/cong-dong-dua-quoc-te-phan-doi-kich-liet-doi-voi-loi-canh-bao-khong-tieu-thu-dau-dua-tu-van-phong-khu-vuc-cua-who-o-phia-dong-dia-trung-hai.html)