Thương hiệu dừa Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân tại FHC Shanghai 2024
Nắm bắt được xu hướng sử dụng thực phẩm sạch và hữu cơ của thị trường Trung Quốc và thế giới, Dừa Lương Quới đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo kịp thời cung cấp những sản phẩm sạch, hữu cơ và lành mạnh đến quý khách hàng. Những sản phẩm của Dừa Lương Quới đều được làm từ nguồn dừa tươi Bến Tre, nơi được mệnh danh là thủ phủ dừa của Việt Nam, và được chăm sóc, thu hoạch trong các vườn dừa hữu cơ, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành thực phẩm và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Xem thêm

THÁO GỠ VƯỚNG MẮC ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN

Thực hiện quy định tại Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, thời gian qua nhiều doanh nghiệp (DN), hiệp hội DN và Cục Hải quan tỉnh, thành phố phản ánh vướng mắc trong việc đưa hàng về bảo quản. Ngày 07/11/2013, Bộ Tài chính đã có công văn số 15269/BTC-TCHQ tháo gỡ vấn đề này.

Cụ thể, đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu (trừ ô tô và xe gắn máy), Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục đưa hàng về bảo quản thực hiện theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.

Một số nhóm hàng sau đây được đưa về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho, bãi của DN để kiểm tra chuyên ngành và bảo quản chờ kết quả kiểm tra nếu đáp ứng điều kiện giám sát hải quan, bao gồm: Hàng phải bảo quản đặc biệt (vắc xin, thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế); hàng rời, cồng kềnh (thức ăn chăn nuôi, phân bón, muối); hàng là nguyên liệu phục vụ sản xuất; máy móc, thiết bị xe chuyên dùng và nhóm hàng khác (nếu có) do Tổng cục Hải quan hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành đề nghị.

Hàng hóa được đưa về bảo quản phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Kho, bãi bảo quản hàng hóa phải đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan: Có tường rào ngăn cách, có cổng cửa để khóa hoặc có camera nối mạng với cơ quan hải quan để theo dõi. 

Cơ quan hải quan tại địa bàn kho, bãi bảo quản hàng hóa có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận địa điểm bảo quản đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan. Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện bàn giao trách nhiệm giám sát hàng hóa cho đơn vị hải quan tại địa bàn kho hàng, thủ tục bàn giao thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu phải kiểm tra thực tế hàng hóa. 

Riêng với xe ô tô, gắn máy, Bộ Tài chính cho phép DN được mang về địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc kho của DN để kiểm tra và chờ kết quả kiểm tra nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành xác nhận trên giấy đăng ký kiểm tra. DN chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản hàng hóa đến khi được cơ quan hải quan xác nhận thông quan. 

Để quản lý chặt chẽ hàng hóa đưa về bảo quản, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện độc lập hoặc phối hợp với cơ quan kiểm tra chuyên ngành tiến hành việc kiểm tra đột xuất để đánh giá mức độ chấp hành của DN trong việc bảo quản hàng hóa chờ thông quan. Trường hợp phát hiện DN vi phạm thì xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời không tiếp tục cho DN mang hàng về bảo quản theo quy định tại Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC. 

(26-11-2013) 

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan